Phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc
Tuy nhiên, với mưu đồ chống phá, càng đến gần ngày bầu cử, các thế lực thù địch lại điên cuồng có những hành động thâm độc nhằm phá hoại ngày hội lớn của toàn dân. Qua đó, thực hiện mục đích chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân. Vì vậy, mỗi công dân Việt Nam yêu nước cần phải hết sức cảnh giác, tỉnh táo trước những luận điệu xuyên tạc của kẻ thù.
Thực tiễn cho thấy, trong muôn vàn khó khăn, thách thức sau khi thành lập Chính phủ lâm thời, cuộc Tổng tuyển cử ngày 06-01-1946 bầu Quốc hội khóa I đã diễn ra đúng kế hoạch và thắng lợi trên phạm vi cả nước. Trong 71 tỉnh, thành của cả nước, có 89% số cử tri đi bỏ phiếu, nhiều nơi đạt 95%. Cả nước bầu được 333 đại biểu Quốc hội, trong đó có 87% số đại biểu là công nhân, nông dân, chiến sĩ cách mạng, 10 đại biểu là phụ nữ và 34 đại biểu là người các dân tộc thiểu số.
Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử ngày 06-01-1946, bầu ra Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là thắng lợi của tinh thần yêu nước của toàn thể nhân dân Việt Nam phấn đấu cho một quốc gia độc lập, thống nhất, vì cuộc sống hòa bình, tự do, hạnh phúc. Đó là thắng lợi của chế độ mới, của chính thể dân chủ cộng hòa lần đầu tiên được thiết lập trên đất nước ta. Đó còn là thắng lợi của đường lối cách mạng đúng đắn, của chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng Cộng sản và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử đã chứng minh sự giác ngộ chính trị của các tầng lớp nhân dân - lần đầu tiên thực hiện quyền làm chủ đất nước và xã hội qua lá phiếu bầu ra những đại biểu của mình.
Quốc hội đã thông qua Tuyên ngôn của Quốc hội. Tuyên ngôn của Quốc hội tuyên bố với quốc dân Việt Nam và nhân dân thế giới rằng: Chủ quyền của nước Việt Nam độc lập thuộc về toàn thể nhân dân Việt Nam. Vận mệnh quốc gia Việt Nam là ở trong tay Quốc hội Việt Nam. Chính thể của nước Việt Nam là chính thể dân chủ cộng hòa, có nhiệm vụ bảo vệ tự do và mưu đồ hạnh phúc cho mọi tầng lớp nhân dân.
Tiếp tục vai trò đó, ngay sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (30-4-1975), trên cơ sở Nghị quyết của Hội nghị hiệp thương thống nhất Tổ quốc, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội thống nhất đã diễn ra sôi nổi trong cả nước vào ngày 15-4-1976 và thành công rực rỡ. Quốc hội khóa VI ra đời trở thành nền tảng chính trị - pháp lý vững chắc cho sự hình thành và phát triển Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thống nhất đưa nước ta thoát khỏi sự tàn phá của chiến tranh, đói nghèo, lạc hậu, xây dựng cuộc sống hòa bình, ấm no, tự do, hạnh phúc.
Hiện nay, đất nước ta đang phát triển mạnh mẽ về mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện và đang từng bước thực hiện khát vọng xây dựng một đất nước hùng cường. Đúng như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Đó là kết quả của các chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh và bền vững, được quốc tế đánh giá cao; là không ngừng nâng cao chất lượng sống của người dân, đẩy mạnh chống tham nhũng, mở rộng các quyền tự do, dân chủ của nhân dân; là phát huy vai trò chủ động, tích cực của Việt Nam trong các vấn đề khu vực và thế giới; là thái độ kiên quyết, kiên trì chống lại các âm mưu xâm phạm chủ quyền của đất nước bằng các biện pháp hòa bình; là thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống đại dịch Covid-19 với tinh thần vì con người và “không để ai bị bỏ lại phía sau”… Việt Nam hiện nay trong mắt bạn bè quốc tế là quốc gia có chỉ số tăng trưởng kinh tế nhanh hàng đầu thế giới, là nước có nhiều danh thắng có thể trở thành điểm đến của du khách, là quốc gia yên bình, thân thiện, hiếu khách, là nơi có thể đến đầu tư do có nhiều lợi thế…Để có được những kết quả trên phải kể đến vai trò của người đại biểu của nhân dân trong việc thảo luận, đưa ra những quyết sách lớn liên quan đến vận mệnh dân tộc, vận mệnh quốc gia.
Do đó, âm mưu phá hoại bầu cử của các thế lực thù địch chính là nhằm gây bất ổn chính trị, xã hội ở trong nước. Từ đó, bọn chúng sẽ xuyên tác là cuộc bầu cử thiếu dân chủ, khách quan, “Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp không đại diện cho nhân dân” để kích động, tạo cớ chống phá, kêu gọi nước ngoài can thiệp vào Việt Nam, phá hoại nền dân chủ của Việt Nam.
Vì vậy, cử tri hãy thể hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với mỗi lá phiếu trong việc sáng suốt lựa chọn các ứng cử viên trúng cử vào đại biểu Quốc hội và Đại biểu hội đồng nhân dân các cấp. Qua đó, thể hiện sức mạnh đại đoàn kết của toàn dân, đâp tan những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, cùng chung sức đồng lòng xây dựng một đất nước Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu như tâm nguyện của Bác Hồ hằng mong đợi.
Tin khác
- Phòng chống âm mưu xuyên tạc chính sách quốc phòng Việt Nam
- Vững vàng nhân tố chính trị tinh thần của đội ngũ sĩ quan trẻ trong Quân đội
- Để nghị quyết đi vào thực tiễn
- Nâng cao chất lượng tự phê bình và phê bình
- Nhận diện việc lợi dụng cộng đồng mạng chống phá sự nghiệp cách mạng nước ta
- Không để tồn tại “tư duy lối mòn”
- Tích cực, chủ động phòng ngừa những biểu hiện suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"
- Gắn “xây” và “chống” trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
- Nhận biết “chiến tranh tâm lý” thời kỳ mới
- Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong kỷ nguyên số