Chủ động ngăn chặn âm mưu ''phi chính trị hóa" quân đội

23/07/2022 08:10
Màu chữ Cỡ chữ
Âm mưu ''phi chính trị hóa" quân đội được các thế lực thù địch thực hiện hòng làm cho quân đội ta đứng ngoài chính trị, mất phương hướng và mục tiêu chiến đấu. Quân đội ta là quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân do Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức, giáo dục và rèn luyện. Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với quân đội là nguyên tắc căn bản trong xây dựng quân đội, quyết định sự trưởng thành và "Phi chính trị hóa" quân đội là từ bỏ nguyên tắc trên, quân đội ta sẽ không còn là quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân, không còn là quân đội của dân, do dân, vì dân. Vì thế, đấu tranh chống âm mưu "phi chính trị hóa" quân đội là một nội dung, nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của cuộc đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" mà các thế lực thù địch đang tiến hành chống phá cách mạng Việt Nam. Đây vừa là yêu cầu cấp bách của cuộc đấu tranh trên mặt trận chính trị - tư tưởng hiện nay, vừa là yêu cầu cơ bản của việc xây dựng quân đội ta về chính trị trong giai đoạn cách mạng mới.

Thực hiện âm mưu "phi chính trị hóa” quân đội ta, các thế lực thù địch ra sức tuyên truyền cái gọi là "quân đội đứng ngoài chính trị", "quân đội phi giai cấp", hay quân đội "không cần đặt dưới sự lãnh đạo của đảng phái nào, lực lượng chính trị nào"... Các luận điệu phản động trên cùng với những diễn biến phức tạp của tình hình chính trị, quân sự trên thế giới, những tác động tiêu cực từ điều kiện kinh tế - xã hội đất nước, nhất là từ mặt trái của kinh tế thị trường đã và đang ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống tư tưởng, tâm lý, tình cảm của cán bộ, chiến sĩ quân đội ta.

Thủ đoạn của các thế lực thù địch

Âm mưu "phi chính trị hóa" quân đội ta của các thế lực thù địch thật sự nguy hiểm, nếu chưa thể làm cho quân đội ta biến chất, mất phương hướng và mục tiêu chiến đấu, thì cũng dễ tạo nên sự dao động nhất định về tư tưởng trong một bộ phận cán bộ, chiến sĩ, có thể làm cho một bộ phận quân nhân hoài nghi, thiếu tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, dễ dẫn đến những biểu hiện xem nhẹ sự lãnh đạo của Đảng, nhất là đối với các tổ chức cơ sở đảng...

Trước tình hình đó, vấn đề giữ vững, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội; nâng cao bản chất giai cấp công nhân, kiên định mục tiêu lý tưởng chiến đấu cho quân đội; xây dựng nhân tố chính trị - tinh thần, giữ vững và phát huy phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ"..., xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng khi gặp những khó khăn phức tạp và đứng trước những thách thức mới. Vì vậy, đòi hỏi chúng ta phải nhạy bén, chủ động tiến công, triển khai có hiệu quả cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận, làm thất bại chiến lược "diễn biến hòa bình", âm mưu bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, làm thất bại âm mưu "phi chính trị hóa" quân đội của chúng.

Có thể khẳng định rằng "Phi chính trị hóa" quân đội là một luận điệu xuyên tạc phản động, phản khoa học.

Lịch sử ra đời và phát triển của các kiểu quân đội trên thế giới đã chứng tỏ rằng, quân đội là sản phẩm và là yêu cầu của cuộc đấu tranh giai cấp, bao giờ củng do một giai cấp, một nhà nước tổ chức ra. Do đó, bản chất giai cấp của quân đội là mang bản chất giai cấp của nhà nước đã tổ chức ra nó. Mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của quân đội là phục vụ cho giai cấp và nhà nước đã tổ chức ra nó. Quân đội của nhà nước tư sản mang bản chất của giai cấp tư sản, giai cấp bóc lột, phục vụ cho đường lối đối nội, đối ngoại của nhà nước tư sản. Vì thế, vấn đề tổ chức, xây dựng quân đội, làm thế nào để nắm chắc quân đội nhằm phục vụ cho lợi ích của mình luôn luôn là vấn đề cơ bản, sự quan tâm đặc biệt của giai cấp tư sản, cũng như sự tranh giành quyền lực nhà nước của các phe phái trong xã hội tư sản.

Do đó, luận diệu cho rằng, quân đội "đứng ngoài chính trị", quân đội "phi giai cấp" là luận diệu vô căn cứ, phản khoa học cả về lý luận và thực tiễn. Nhưng điều nguy hiểm hiện nay là nó lại được tuyên truyền khéo léo làm ra vẻ khách quan, nào là, quân đội chỉ là của quốc gia, dân tộc, chỉ phục vụ cho quốc gia; nào là quân đội cần phải đứng "trung lập", "khách quan” trong các cuộc đấu tranh trong nội bộ quốc gia, không chịu sự lãnh đạo của giai cấp nào, của lực lượng chính trị nào!. Trong điều kiện mới của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại của kinh tế tri thức, với tư tưởng đề cao, tuyệt đối hóa vai trò của yếu tố khoa học kỹ thuật, xem nhẹ nhân tố chính trị - tinh thần của các học giả tư sản làm cho các quan điểm phản động trên càng có điều kiện thẩm thấu vào tư tưởng của cán bộ, chiến sĩ quân đội.

Qua đó, chúng ta cần làm cho nhân dân và quân đội ta hiểu rõ mục đích chính trị thực sự của âm mưu "phi chính trị hóa" quân đội của các thế lực thù địch là nhằm lái chính trị của quân đội ta theo chiều hưóng chính trị khác, chính trị tư sản chứ không thể có và không bao giờ có thứ quân đội "phi giai cấp", "phi chính trị". Trên cơ sơ đó, củng cố tư tưởng, niềm tin và ý chí quyêt tâm cho mọi cán bộ, chiến sĩ trong cuộc đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" nói chung, chống âm mưu "phi chính trị hóa" quân đội ta nói riêng; nâng cao ý thức trách nhiệm cho mọi cán bộ, chiến sĩ tinh thần tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và Nhân dân đối với sự nghiệp xây dựng quân đội, bảo vệ Tổ quốc.

Tăng cường tiềm lực chính trị - tinh thần, tao ra sức "đề kháng, miễn dịch", nâng cao năng lực đấu tranh trên mặt trận chính trị - tư tưởng cho cán bộ, chiến sĩ quân đội. Muốn vô hiệu hóa và làm thất bại âm mưu "phi chính trị hóa" quân đội ta của các thế lực thù địch thì vấn để cơ bản, có tầm quan trọng đặc biệt là tự chúng ta phải vững vàng về chính trị. Âm mưu "phi chính trị hóa" quân đội chỉ có thể bị vô hiệu hóa khi chính quân đội ta, bản thân mỗi quân nhân phải thực sự vững mạnh về chính trị. Theo đó, vấn đề tăng cường tiềm lực chính trị - tinh thần cho quân đội, tạo ra sự "đề kháng, miễn dịch" cao cho mọi quân nhân là đòi hỏi bức thiết của tình hình, ở đây, việc giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng là yêu cầu cơ bản, thường xuyên trong việc xây dựng tiềm lực chính trị - tinh thần của quân đội.

Phải không ngừng bồi dưỡng, nâng cao giác ngộ mục tiêu, lý tưởng chiến đấu là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội cho quân đội, nhất là đối với chiến sĩ mới, chiến sĩ con em các dân tộc, tôn giáo, các chiến sĩ hoạt động trên các lĩnh vực kỹ thuật công nghệ cao. Trên cơ sở đó, tăng cường khả năng "miễn dịch" trước những tác động tiêu cực của tình hình, trước sự chống phá của các thế lực thù địch; đồng thời nâng cao năng lực đấu tranh trên mặt trận chính trị - tư tưởng cho cán bộ, chiến sĩ quân đội.

Quân đội không những phải vững mạnh về chính trị, mà còn phải thực sự tinh nhuệ về chính trị. Các thế lực thù địch muốn “phi chính trị hóa" quân đội ta, thì quân đội ta càng phải thể hiện thực sự là công cụ bạo lực sắc bén của Đảng, Nhà nước, là lực lượng chính trị tin cậy bảo vệ Đảng, Nhà nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ nhân dân. Quân đội phải thật sự vững vàng, trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân, kịp thời xử lý những tình huống phức tạp có thể xảy ra; đề phòng nguy cơ "tự diễn biến, tự chuyển hóa" từ trong nội bộ”, chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch.

Đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại là một yêu cầu cấp bách hiện nay. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI chủ trương: “Đến năm 2025, cơ bản xây dựng quân đội tinh, gọn, mạnh, tạo tiền đề vững chắc, phấn đấu đến năm 2030 xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại”. Đó là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, của cả hệ thống chính trị, đòi hỏi phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ và toàn diện. Nhiệm vụ xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại trong tình hình mới để quân đội ta vừa có đủ sức mạnh để giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho sự phát triển đất nước; vừa có đủ khả năng và trình độ làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, ngăn chặn, đẩy lùi mọi nguy cơ chiến tranh và sẵn sàng đánh thắng mọi cuộc chiến tranh xâm lược với mọi quy mô và trình độ, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, quân đội phải có đủ khả năng và tham gia có hiệu quả trong hợp tác quân sự, quốc phòng, đối ngoại quốc phòng và đấu tranh quốc phòng trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, góp phần gia tăng sức mạnh và điều kiện để xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đây là những vấn đề rất cơ bản mà nhiệm vụ xây dựng quân đội trong tình hình mới phải hướng tới và đáp ứng. 

          Trần Văn Linh

Liên kết website