Nhận diện việc lợi dụng cộng đồng mạng chống phá sự nghiệp cách mạng nước ta
Thời gian gần đây, hoạt động của các thế lực thù địch và các tổ chức, cá nhân chống đối có nhiều diễn biến phức tạp trên không gian mạng. Trong đó, chúng lợi dụng những người có uy tín, ảnh hưởng trong cộng đồng mạng, bao gồm các chính khách, nhà khoa học, nhà báo, doanh nhân, văn nghệ sĩ... bị tha hóa, lạm dụng mạng xã hội “câu view” để kiếm tiền, đánh bóng bản thân. Thậm chí, có một bộ phận thoái hóa, biến chất, vi phạm pháp luật, mang tư tưởng thù địch, bị các thế lực xấu lợi dụng, dung túng với mục đích chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam. Những người này lấy thông tin sai trái, bịa đặt, phản động để thu hút nhiều người theo dõi, coi đó là phương thức sinh tồn, vừa nhằm đạt mục đích “đấu tranh”, vừa kiếm tiền từ quảng cáo, sự ủng hộ của hội viên kênh... trên các nền tảng mạng xã hội. Họ tập trung lan truyền những thông tin sai trái, bịa đặt, xuyên tạc, bóp méo sự thật lịch sử và tình hình đất nước ta; xuyên tạc, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước; phủ nhận thành quả của công cuộc đổi mới; khoét sâu vào những “khoảng trống thông tin” trước, trong và sau các sự kiện chính trị, vụ việc phức tạp, nhạy cảm để tung tin hỏa mù, hướng lái, dẫn dắt dư luận, tấn công, tác động vào sự hiếu kỳ của công chúng, gây hoài nghi, hoang mang trong dư luận xã hội.
Phương thức hoạt động, chống phá của chúng ngày một tinh vi, xảo quyệt hơn khi được đào tạo, huấn luyện chuyên nghiệp; biết triệt để lợi dụng những ưu thế của mạng xã hội (phát trực tiếp, không cần qua quy trình xuất bản) và hoạt động ngày càng có tổ chức, có sự phối hợp, hỗ trợ nhau chặt chẽ. Chúng biết khai thác nhiều chủ đề chính trị-xã hội mà đông đảo người dân quan tâm, đưa ra những mục tiêu rất cao cả và gắn liền với lợi ích của người dân để thu hút dư luận. Kết hợp cập nhật tin bài về tình hình thời sự trong nước, song tiếp cận theo hướng có tính đả phá, kích động nằm trong “chiến dịch” có tổ chức gắn với các sự kiện, các vụ việc phức tạp xảy ra trong nước.
Chúng đăng nhiều bài, đưa ra những nhận định, đánh giá thiếu khách quan, phiến diện về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước để tạo nên những “xu hướng thông tin dẫn dắt cộng đồng mạng”, nhất là trong các vụ án tham nhũng được cơ quan chức năng phát hiện và đưa ra xử lý trước pháp luật. Ngoài ra còn trực tiếp tấn công vào nền tảng tư tưởng, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phá hoại quá trình đổi mới, hội nhập, phát triển của đất nước; gây chia rẽ nội bộ, gây hoài nghi, bức xúc trong Nhân dân, kích động cộng đồng mạng như bước chuẩn bị cho một cuộc “cách mạng màu” ở nước ta.
Trước những thủ đoạn, phương thức chống phá ngày càng tinh vi và liên tục thay đổi theo tình hình thực tế của các thế lực thù địch, phản động, mỗi cán bộ, đảng viên cần nâng cao khả năng tự phòng chống, tỉnh táo nhận diện, phân loại rõ mức độ, tính chất nguy hại, vạch trần âm mưu, bản chất thâm độc của chúng, nhất là lợi dụng nhóm người có ảnh hưởng trên không gian mạng để chống phá.
Tin khác
- Ngụy biện - hình thức chủ yếu trong các luận điệu chống phá của các thế lực thù địch
- Độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc là giá trị to lớn nhất của cách mạng Việt Nam
- Chủ động phòng ngừa tư tưởng dân tộc hẹp hòi, tôn giáo cực đoan
- Vạch trần luận điệu xuyên tạc phẩm chất trung thành của Quân đội nhân dân Việt Nam
- Nhận diện các kênh tác động "xâm lăng văn hóa", biện pháp phòng chống trong tình hình hiện nay
- Góp phần ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ, đảng viên hiện nay
- Lại bàn về vấn đề “đa nguyên chính trị”, “đa đảng đối lập” của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị hiện nay
- Nhận diện sự chống phá của các thế lực thù địch trên Internet, mạng xã hội
- Thủ đoạn lợi dụng dân chủ chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch
- Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong xu thế phát triển của mạng xã hội