Đến hẹn lại lên, cứ mỗi khi có sự kiện quan trọng của đất nước, đặc biệt gần đây Đảng ta đẩy mạnh công cuộc phòng, chống tham nhũng các thế lực thù địch lại gia tăng các hoạt động chống phá, trong đó mặt trận tư tưởng, lý luận được chúng đặc biệt coi trọng.
Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam qua hàng ngàn năm lịch sử đã minh chứng: Giá trị độc lập, tự do, ấm no, hành phúc là giá trị bao trùm, là khát vọng to lớn nhất, là mục tiêu cao cả nhất của quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Một trong những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, được Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII chỉ ra là: “Có tư tưởng dân tộc hẹp hòi, tôn giáo cực đoan. Lợi dụng vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, dân tộc, tôn giáo để gây chia rẽ nội bộ, gây chia rẽ giữa các dân tộc, giữa các tôn giáo, giữa dân tộc và tôn giáo, giữa các dân tộc, tôn giáo với Đảng và Nhà nước”.
Trong thời gian gần đây, các thế lực thù địch tập trung công kích trực tiếp vào sự trung thành của quân đội đối với Đảng.
Nằm trong chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, phản động chống phá cách mạng Việt Nam, văn hóa luôn là đối tượng mà chúng tập trung hướng đến. Một trong những thủ đoạn của chúng thực hiện là “xâm lăng văn hóa” với mục đích dùng văn hóa để xâm lược, tấn công bằng văn hóa để áp đặt các giá trị văn hoá và lối sống của phương Tây, phá hoại bản sắc văn hoá của dân tộc, từ lĩnh vực văn hóa chuyển hóa dần sang lĩnh vực chính trị, hình thành ý thức chống đối về chính trị, phản bội lại Đảng, chống lại chế độ xã hội chủ nghĩa; đi ngược lại với nền văn hóa của Nhân dân.
Ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên là yêu cầu, nhiệm vụ cấp bách trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay. Đây là cuộc đấu tranh làm trong sạch bộ máy lãnh đạo, chính quyền, có ý nghĩa quan trọng, quyết định đối với sự tồn vong của Đảng và chế độ.
Hàng chục năm nay, điệp khúc “đa nguyên chính trị”, “đa đảng đối lập” không lúc nào ngớt khỏi các “miệng lưỡi rắn độc” của các thế lực phản động, thù địch và cơ hội chính trị rắp tâm chống phá cách mạng Việt Nam. Trong những ngày này cũng vậy, trong khi toàn Đảng, toàn Dân, toàn Quân ta đang ra sức thi đua lập thành tích cao nhất trên mọi lĩnh vực chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội XIV của Đảng, thì các thế lực thù địch, phản động và cơ hội chính trị lại đồng thanh tung hô bản nhạc quá quen thuộc đó.
Cùng với sự chống phá trên các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, những năm gần đây, các thế lực thù địch đã triệt để lợi dụng in-tơ-nét (interrnet), mạng xã hội để tuyên truyền, kích động chống phá Đảng, chế độ ta, với những thủ đoạn rất tinh vi, thâm độc. Vì thế, nhận diện và đấu tranh làm thất bại mưu đồ đó của chúng là giải pháp cấp thiết hiện nay.
Mỗi khi đất nước ta chuẩn bị diễn ra sự kiện trọng đại, thì các thế lực thù địch lại ra sức đẩy mạnh các hoạt động “diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng Việt Nam trên lĩnh vực tư tưởng - lý luận bằng các quan điểm sai trái, thù địch. Đặc biệt, năm 2025 là năm tổ chức Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng, các thế lực thù địch lại càng lợi dụng vấn đề “dân chủ” để chống phá cách mạng nước ta quyết liệt hơn. Vì vậy, mỗi chúng ta cần phải hiểu và nhận thức rõ vấn đề này không để mắc mưu kẻ địch.
Với tính năng kết nối các thành viên trên Internet không phân biệt không gian và thời gian bằng các ứng dụng như chat, email, phim ảnh, voice chat, chia sẻ file, blog và xã luận, hiện nay, mạng xã hội trở thành một công cụ làm việc, ứng dụng giải trí, nguồn thông tin quan trọng trong cuộc sống của con người trên thế giới. Đối với Việt Nam, mạng xã hội là ngày càng trở thành công cụ truyền thông phổ biến có sức ảnh hưởng to lớn. Năm 2019, nước ta có 62 triệu người dùng mạng xã hội(chiếm 64% dân số, tăng đến 7% sovới năm 2018). Người Việt Nam dành trung bình 2 giờ 32 phút để dùng mạng xã hội, 2 giờ 31 phút để xem các stream hoặc các video trực tuyến và dùng 1 giờ 11 phút để nghe nhạc. Mạng xã hội đã trở nên gần gũi và phổ biến, thậm chí đã trở thành một phần tất yếu trong cuộc sống hiện đại của giới trẻ. Cùng với đó, số lượng người trung niên và cao tuổi tham gia mạng xã hội tăng lên nhanh chóng. Việt Nam là quốc gia đứng thứ 18 trên thế giới về tỉ lệ người dân sử dụng Internet và là 1 trong 10 nước có lượng người dùng Facebook, YouTube cao nhất thế giới.