Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Display portlet menu
end portlet menu bar

Trong dòng chảy lịch sử cách mạng Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh luôn là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động cách mạng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Trong bối cảnh hiện nay, khi đất nước bước vào thời kỳ chuyển đổi số toàn diện, nền tảng tư tưởng đó đang phải đối diện với nhiều thách thức mới, đặc biệt là những âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc tinh vi trên không gian mạng. Chính vì vậy, việc nhận diện đúng đắn và đề ra những giải pháp hiệu quả để bảo vệ và phát huy giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời đại số là nhiệm vụ chiến lược của toàn Đảng, toàn dân.


Trong lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc Việt Nam, chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 là một dấu son chói lọi, vang dội không chỉ trong sử Việt mà còn chấn động địa cầu. Với chiến dịch kéo dài 56 ngày đêm, quân và dân ta đã đánh bại hoàn toàn tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của thực dân Pháp, buộc kẻ thù ngạo mạn phải đầu hàng. Tuy nhiên, hơn cả một thắng lợi quân sự, chiến thắng ấy là kết tinh của sức mạnh mềm dân tộc: lòng yêu nước cháy bỏng, trí tuệ sáng tạo và tinh thần đại đoàn kết toàn dân. Những giá trị ấy không chỉ tạo nên kỳ tích năm xưa mà còn mang giá trị trường tồn, soi rọi và truyền cảm hứng cho sự nghiệp dựng xây đất nước hôm nay.


Trong dòng chảy của lịch sử dân tộc Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất hiện như một ngọn hải đăng chói sáng, dẫn dắt đất nước vượt qua muôn trùng gian khó để tiến tới độc lập, tự do và phát triển. Người không chỉ là vị lãnh tụ kiệt xuất, anh hùng giải phóng dân tộc mà còn là một nhà tư tưởng lớn của thời đại. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã, đang và sẽ mãi là ngọn đèn soi sáng con đường phát triển bền vững cho dân tộc Việt Nam.


“Nửa thế kỷ đã trôi qua, nhưng với những thành tựu vĩ đại đã đạt được, chúng ta đang đứng trước khởi điểm lịch sử mới để đưa đất nước vươn mình, cất cánh, “sánh vai với các cường quốc năm châu”. Để hiện thực hoá khát vọng xây dựng nước Việt Nam “hơn mười ngày nay”, chúng ta cần phải giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực, phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh của đất nước để thúc đẩy mạnh mẽ phát triển kinh tế-xã hội”, đó là lời kêu gọi của Tổng Bí thư Tô Lâm trong diễn văn Lễ kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.


Lịch sử dân tộc Việt Nam là bản anh hùng ca bất tận về lòng yêu nước, ý chí quật cường và sức mạnh của tinh thần đại đoàn kết. Trong suốt tiến trình dựng nước và giữ nước, từ thời các vua Hùng, qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn, cho tới thời đại Hồ Chí Minh, tinh thần đoàn kết luôn là ngọn nguồn sức mạnh vô địch giúp dân tộc ta chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược và xây dựng đất nước.


Ngày 30/4/1975 đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một cột mốc chói lọi, đánh dấu thắng lợi trọn vẹn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, mở ra kỷ nguyên mới – kỷ nguyên độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, giá trị lớn lao nhất còn trường tồn sau chiến thắng ấy không chỉ nằm ở việc kết thúc chiến tranh mà còn ở tinh thần hòa hợp dân tộc - bài học lịch sử quý báu và là động lực vững chắc cho hành trình xây dựng tương lai chung của Việt Nam trong thế kỷ XXI.


Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, mãi mãi là biểu tượng cao đẹp trong lòng mỗi người dân Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ. Người đã dâng trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, cho tự do, hạnh phúc của nhân dân và sự nghiệp hòa bình trên toàn thế giới. Tình cảm kính yêu, lòng biết ơn sâu sắc mà thế hệ trẻ Việt Nam dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh là những tình cảm thiêng liêng, bất tận, không chỉ dừng lại ở những lời ca tụng, mà còn được thể hiện bằng hành động thiết thực, bằng sự nỗ lực không ngừng để xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, như ước nguyện của Người lúc sinh thời.



Trong thời gian gần đây, một số luận điệu sai trái tiếp tục xuất hiện, đòi xóa bỏ cách gọi “ngụy quân”, “ngụy quyền”; trả lại tên Sài Gòn cho Thành phố Hồ Chí Minh để thể hiện tinh thần tôn trọng lịch sử và sự hòa hợp dân tộc, dựng tượng đài tưởng nhớ tất cả nạn nhân chiến tranh, thậm chí yêu cầu công nhận chính quyền tay sai Sài Gòn trước năm 1975 như một “chính thể hợp pháp”, dù bản chất phi thực tế và xuyên tạc lịch sử của những quan điểm này đã rõ ràng, song một số đối tượng vẫn cố tình lợi dụng các diễn đàn, mạng xã hội và truyền thông hải ngoại để gieo rắc, lèo lái dư luận theo hướng sai lệch. Đặc biệt, trong dịp kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), những luận điệu này lại rộ lên, tạo nên những làn sóng thông tin độc hại. Vậy, đâu là bản chất thật sự phía sau những chiêu trò tuyên truyền xuyên tạc lịch sử này? Bài viết làm rõ bản chất phản động của những luận điệu này, đồng thời khẳng định tính chính danh, chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước – một trong những trang sử vẻ vang nhất của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX.


Liên kết website